Trang chủ » Địa điểm du lịch » Du Lịch Quận Tây Hồ

Du Lịch Quận Tây Hồ

Quận Tây Hồ thuộc Thành phố Hà Nội, nằm trong vùng Đồng Bằng Sông Hồng. Quận Tây Hồ có rất nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn và nổi tiếng. Với khung cảnh thiên nhiên cực kỳ tươi đẹp và địa điểm vui chơi và nét văn hóa đặc trưng ở nơi đây. Các loại hình du lịch phổ biến ở đây là công viên, khu vui chơi giải trí, du lịch tâm linh, di tích lịch sử.

Du Lịch Quận Tây Hồ

Du lịch quận Tây Hồ,Hồ Tây là một trong những thắng cảnh đẹp nổi tiếng. Nơi đây có nhiều di tích lịch sử văn hóa gắn liền với lịch sử phát triển của Kinh thành Thăng Long xưa và Hà Nội ngày nay. Vẻ đẹp của Hồ Tây là một nét lãng mạn, thi vị trong bức tranh đầy màu sắc của Hà Nội.

Du lịch Hồ Tây - Địa điểm du lịch quận Tây Hồ

Hồ Tây là hồ nước tự nhiên nằm ở phía tây bắc nội thành Hà Nội. Với diện tích khoảng 500ha, đường vòng quanh hồ dài gần 20km. Hồ Tây từng có nhiều tên gọi như hồ Mù Sương (Dâm Ðàm), hồ Trâu Vàng (Kim Ngưu hồ), đầm Xác Cáo... Mỗi tên gọi đều gắn với sự tích về nguồn gốc hình thành của hồ.

Hồ Tây - Địa điểm du lịch Hồ Tây

Hồ Tây Hà Nội

Cảnh đẹp Hồ Tây như một bức tranh với đủ mọi sắc thái khác nhau. Khi nắng sớm thì như một cô thiếu nữ e ấp trong nắng mai, nhẹ nhàng và thuần khiết. Khi chiều tà thì như một quý cô sầu lệ với vẻ đẹp thơ mộng mang chút hoài niệm của ánh nắng chiều. Có lẽ Hồ Tây luôn trở thành nguồn cảm hứng cho những nhà thi ca thể hiện cảm xúc của mình. 

Hồ Tây không chỉ sở hữu làn nước trong xanh, quanh năm gợn sóng nhẹ nhàng. Mà Hồ Tây còn sở hữu một nét đẹp thơ mộng lãng mạn của những đóa sen bồng bềnh trên hồ. Những sắc đỏ thắm của hàng cây phượng nép mình rủ bóng bên bờ. Nơi đây từ sáng đến tối luôn nhộn nhịp, người dân đến hóng mát, du khách đến tham quan.

Bao quanh khu vực Hồ Tây là những làng cổ như làng hoa Nhật Tân, làng hoa Quảng Bá, làng quất Nghi Tàm…cùng nhiều những di tích lịch sử đậm nét văn hóa dân tộc như chùa Vạn Niên, chùa Kim liên, Chùa Trấn Quốc,…

Chiều thu Hồ Tây Hà Nội

Hồ Tây chiều cuối thu mang một vẻ đẹp da diết, nồng nàn không bút nào tả xiết. Chỉ có những hình ảnh chân thực nhất sẽ chuyển tải những cảm xúc nồng nàn của một Hồ Tây. Vẻ đẹp mê hồn trong những khung  cảnh bầu trời cuối thu của Hồ Tây Hà Nội.

Cuối thu là thời điểm rất thú vị để ngắm hoàng hôn trên Hồ Tây. Nắng chiều làm cả mặt Hồ như được dát vàng, giống một tấm gương khổng lồ phản chiếu. Những nụ sen vẫn còn e ấp trên mặt Hồ, gió vẫn dịu dàng thổi. Trong khung cảnh êm đềm đó, ngồi nhẩn nha nhấp một ngụm trà ướp hương sen thơm ngát, bỗng cảm thấy lòng an nhiên, thanh bình hơn rất nhiều.

Chiều Thu Hồ Tây Hà Nội

Chiều Thu Hồ Tây Hà Nội

Vẻ đẹp của Hồ Tây vào chiều cuối thu đã được ca ngợi rất nhiều ở trong thơ ca. Hồ Tây chiều cuối thu còn được ví von với vẻ đẹp của nàng “Tây Thi” diễm lệ.

Khi nhắc đến chiều thu Hồ Tây, trong tâm trí bỗng cất lên những lời ca tha thiết: “Hồ Tây chiều thu, mặt nước vàng lay, bờ xa mời gọi. Màn sương thương nhớ, bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời…”.

Công viên nước Hồ Tây - Địa điểm du lịch quận Tây Hồ

Công viên nước Hồ Tây là khu giải trí được tọa lạc tại phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội. Thuộc quản lý của Công ty Cổ phần Dịch vụ Giải trí Hà Nội. Công viên nước Hồ Tây có tổng diện tích 8,1 ha. Với thiết kế độc đáo, hiện đại, sôi động của một tổ hợp vui chơi giải trí đa năng.Công viên đã trở thành điểm đến quen thuộc hấp dẫn của người dân Thủ đô và du khách.

Tọa lạc ở số 614 Lạc Long Quân, Nhật Tân,gần ngay với trung tâm thành phố Hà Nội. Công viên nước  đã đi vào hoạt động được hơn 20 năm. Nơi đây vẫn luôn giữ được sức hút và  là  nơi vui chơi, giải trí hấp dẫn. Đặc biệt, trong những dịp Lễ Tết lại càng đông đúc, với các trò chơi từ trên cạn xuống dưới nước, cả trò mạo hiểm cuốn hút.

Công Viên Nước Hồ Tây

Công Viên Nước Hồ Tây

Với diện tích 8,1ha và được chia thành 14 khu riêng biệt trang bị hiện đại. Những trò chơi đảm bảo an toàn, hồ bơi được sử dụng công nghệ lọc nước sạch tuần hoàn. Đảm bảo lúc nào cũng sạch sẽ, do vậy công viên nước Hồ Tây thu hút mọi lứa tuổi đến trải nghiệm. Những trò chơi dưới nước, trên cạn, mạo hiểm hay nhẹ nhàng hứa hẹn sẽ mang lại cho bạn giây phút nghỉ ngơi tuyệt vời nhất.

Đầm sen Hồ Tây - Địa điểm du lịch quận Tây Hồ

Đầm sen Hồ Tây nằm tại phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội. Nhắc đến sen ở Hà Nội người ta sẽ phải kể ngay đến sen Hồ Tây. Bởi không có nơi nào trồng được thứ sen đẹp, nhiều cánh, lâu tàn,  như sen ở đây. Đây chính là địa điểm lý tưởng cho nhiêu người đến tham quan và chụp ảnh vào dịp cuối tuần.

Thời điểm lý tưởng nhất để ngắm sen và chụp ảnh với hoa là buổi sáng tinh và buổi chiều. Khi những tia nắng mặt trời không quá chói chang, gay gắt ta sẽ có những bức ảnh đẹp.

Đầm Sen Hồ Tây

Đầm Sen Hồ Tây

Tại Hồ Tây, khi mùa sen về, nơi đây được ví như một bức tranh đẹp đến não lòng. Người ta mê mẩn sắc hồng dịu dàng của sen nên mặc cái nóng oi ả, vẫn nhất định phải ghé hồ Tây để chiêm ngưỡng đầm sen vào mùa. Mùa sen bắt đầu từ cuối tháng 6 kéo dài đến đầu tháng 9.

Chùa Trấn Quốc - Địa điểm du lịch quận Tây Hồ

Chùa Trấn Quốc nằm trên một hòn đảo phía Đông Hồ Tây thuộc quận Tây Hồ. Chùa có lịch sử gần 1500 năm, được coi là lâu đời nhất ở Thăng Long - Hà Nội. Kiến trúc chùa có sự kết hợp hài hoà giữa tính uy nghiêm, cổ kính với cảnh quan thanh nhã. Là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long vào thời nhà Lý và nhà Trần. Với những giá trị về lịch sử và kiến trúc, chùa Trấn Quốc nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng. Là điểm thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử và khách tham quan, du lịch trong ngoài Việt Nam.

Chùa Trấn Quốc Quận Tây Hồ Hà Nội

Chùa Trấn Quốc Quận Tây Hồ Hà Nội

Chùa Trấn Quốc ban đầu có tên là chùa Khai Quốc, được xây dựng vào năm 541 thuộc thời Lý. Vào năm 1615, chùa được di dời vào phía trong đê Yên Phụ khu gò đất Kim Ngưu. Sau đó, trong khoảng thế kỉ 17, chúa Trịnh cho đắp đê Cố Ngự để nối với đảo Kim Ngưu. Chùa đổi tên thành chùa Trấn Quốc, vào đời vua Lê Hy Tông (1681 – 1705) với ý nghĩa mong muốn đây sẽ là nơi giúp dân xua đi thiên tai, đem lại cuộc sống bình yên cho toàn dân. Và cái tên đó được sử dụng cho tới tận ngày nay.

Xưa kia, chùa Trấn Quốc là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long. Các vua Lý, Trần vẫn thường hay vãn cảnh và ngự giá cúng lễ vào các dịp lễ, Tết tại chùa bởi vậy mà có nhiều cung điện đã được xây dựng phục vụ việc nghỉ ngơi của vua: cung Thúy Hoa, điện Hàm Nguyên

Kiến trúc chùa Trấn Quốc

Chùa Trấn Quốc đã trải qua rất nhiều lần trùng tu, diện mạo có phần thay đổi. Quy mô và kiến trúc của chùa hiện giờ là kết quả của một đợt trùng tu lớn năm 1815. Tổng diện tích chùa khoảng hơn 3000m2, bao gồm vườn tháp, nhà tổ và thượng điện.

Chùa Trấn Quốc Quận Tây Hồ Hà Nội

Chùa Trấn Quốc Quận Tây Hồ Hà Nội

Nhà Tiền đường có hướng về phía Tây, phía sau có nhà Tam bảo. Hai dãy hành lang nằm hai bên nhà thiêu hương và Thượng điện. Phía sau Thượng điện là gác chuông nằm trên trục sảnh đường chính với kiến trúc ba gian có mái chồng diêm. Nhà tổ nằm bên trái Thượng điện và bên trái là nhà bia hiện còn lưu giữ 14 tấm bia mang nhiều giá trị lịch sử và văn hóa.

Năm 1998, ngôi Bảo Tháp lục độ đài sen được xây dựng. Đến năm 2003 thì hoàn thành tạo thành khu vườn tháp của chùa. Ngôi Bảo Tháp cao 15m, gồm 11 tầng. Ở mỗi tầng tháp có đặt một pho tượng Phật A Di Đà bằng đá quý màu trắng trong mỗi ô cửa hình vòm. Đặc biệt, trên đỉnh có một tháp sen 9 tầng (Cửu phẩm liên hoa) được tạc bằng đá quý.

Hiện nay, chùa còn lưu giữ nhiều pho tượng Phật và Bồ Tát được đặt chủ yếu ở Thượng điện. Trong đó nổi bật nhất là bức tượng Phật Thích Ca nhập Niết bàn được làm từ gỗ, sơn son thiếp vàng, là bức tượng Niết bàn đẹp ở Việt Nam.

Phủ Tây Hồ - Địa điểm du lịch quận Tây Hồ

Phủ Tây Hồ tọa lạc tại bán đảo lớn của làng Nghi Tàm, nhô ra giữa Hồ Tây. Phủ Tây Hồ năm ở số 52 phố Đặng Thai Mai, phường Quảng An, quận Tây Hồ,  Hà Nội. Phủ thờ Liễu Hạnh Công chúa, là một trong bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng của người Việt. Theo truyền thuyết, phủ được xây dựng vào khoảng thế kỷ 17.

Phủ Tây Hồ Hà Nội

Phủ Tây Hồ Hà Nội

Tương truyền, Liễu Hạnh Thánh Mẫu vốn là công chúa Quỳnh Hoa, con gái của Ngọc Hoàng. Trong một lần vô tình làm vỡ ly ngọc quý của vua cha mà bà bị đày xuống hạ giới. Sau hành trình chu du khắp nhân gian, bà đã bị vẻ đẹp thơ mộng của đảo Tây Hồ làm say đắm. Chính vì thế, bà quyết định dừng chân và mở quán nước làm cớ vui thú văn chương giữa thiên nhiên nơi này.

Theo truyền thuyết, Phủ Tây Hồ là nơi hội ngộ của công chúa Liễu Hạnh và trạng phùng. Trạng nguyên Phùng Khắc Khoan đi thuyền dạo chơi trên hồ, ghé vào quán Tiên chúa. Như tiền duyên xui khiến, họ cùng vịnh bài thơ “Tây Hồ ngự quán” mà nay vẫn còn lưu truyền mãi. Trong khoảng thời gian Trạng nguyên lên đường bái kiến nhà vua, bà đã rời đi. Vì quá nhớ thương nên Trạng phùng dựng nên phủ Tây Hồ để thờ bà. Từ đó đến nay, qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, đền thờ ấy vẫn được gìn giữ vẹn nguyên.

Kiến trúc Phủ Tây Hồ

Qua cổng Tam Quan là sân phủ rộng rãi chạy sát hồ nước. Trong sân phía bên trái có lầu Cậu, phía bên phải có lầu Cô, tả dương hữu âm, tả phù hữu bật. Phủ chính có quy mô kiến trúc lớn, mặt trước Phủ có cửa tam quan 2 tầng. Mái giữa có ghi "Tây Hồ hiển tích" (Dấu để Tây Hồ). Bốn cánh cửa giữa phần trên chạm tứ quý, phần dưới chạm tứ linh, giữa chạm đào thọ. Qua tam quan là phương đình 2 tầng, 8 mái.

Nhà tiền tế, hậu cung xây sát sau phương đình. Kế đến là Điện Sơn Trang 3 tầng, 8 mái cong, lòng nhà có 2 tầng, tầng trên thờ Quan Âm, tầng dưới là 3 động Sơn Trang chiếm 3 gian. Khu nhà khách, lầu Cô, lầu Cậu.  Phía sau hiên tam quan là tiền đường. Tiền đường có kiến trúc theo kiểu phúc ốc trùng thiềm, tám mái cao vút lên như một vọng lâu. Đây là lối kiến trúc lâu quán của Đạo giáo, cư cao lâm hạ quan sát tứ phương.

Phủ Tây Hồ Hà Nội

Phủ Tây Hồ Hà Nội

Phía ngoài tiền đường, ở trên cao là điện thờ Ngọc Hoàng Thượng đế. Sau tiền đường là trung đường xây ba gian đơn giản, tường hồi bít dốc, chắc khỏe. Chính giữa là ban thờ Tam Vị Thánh Mẫu bằng bài vị. Phía bên tả treo quả chuông lớn, phía bên hữu treo chiếc trống lớn theo đúng quy tắc tả dương hữu âm, tả chung hữu cổ. Nơi tôn nghiêm nhất của phủ Tây Hồ là mật cung – cung cấm.

Chùa Tĩnh Lâu - Địa điểm du lịch quận Tây Hồ

Tương truyền; Chùa Tĩnh Lâu đã tồn tại trên 600 năm. Ban đầu là một am nhỏ thờ các vương tôn quí tộc thời Lý. Sau trở thành nơi thờ Phật do các sãi trông coi hương khói, nên còn có tên là chùa “Sãi”. Sau dân làng gọi chệch ra là chùa Sải, chùa có tên tự là “Thanh Lâu Tự”. Năm thiệu trị thứ 6 (1846) bia hậu của chùa vẫn ghi tên đó. Từ niên hiệu Tự Đức thứ 14 (1862) trong bia tu bổ chùa đã thay đổi hiệu là “Tĩnh Lâu Tự” và từ đó tới nay hiệu chùa không thay đổi.

Chùa Tĩnh Lâu

Chùa Tĩnh Lâu

Chùa Tĩnh Lâu được tọa lạc bên bờ phía tây của Hồ Tây. trong một khuôn viên rộng rãi có nhiều cây xanh cổ thụ bao bọc. Chùa nhìn xuống Tây Hồ, phía tây có núi Tản Viên châu về, phía Bắc có núi Tam Bảo hướng tới. Chùa có thế đứng vững trãi bền lâu cho ngàn đời, nơi đây là một thắng cảnh bậc nhất của đô thành.

Ngày nay, chùa vẫn còn lưu giữ được những tác phẩm có giá trị nghệ thuật từ thế kỷ 17. Đặc biệt là toà Cửu Long của chùa được làm khác các toà Cửu Long khác với hình dáng như chiếc lọng che thực sự là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Các pho tượng khác được tạo tác công phu, đường nét thanh thoát. Những tác phẩm nghệ thuật Phật giáo và kế thừa được phong cách, các pho tượng chuẩn của thế kỷ 16, 17.

Đình Yên Phụ - Địa điểm du lịch quận Tây Hồ

Đình Yên Phụ nằm ở trung tâm của Làng Yên Phụ, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ. Phường Yên Phụ vào thời Lê có tên là phường Yên Hoa, huyện Quảng Đức. Đến thời Nguyễn vì phạm úy tên bà Hồ Thị Hoa là mẹ của vua Thiệu Trị nên đổi tên thành Yên Phụ. Đình thờ ba vị Thành hoàng, vốn là ba anh em: Uy Linh Lang Đại Vương, Vương Duy Đại Vương, Vương Ba Đại Vươn

Đình Yên Phụ

Truyền thuyết Đình Yên Phụ

Theo truyền thuyết và sách “Tây Hồ chí” và thần phả lưu giữ ở đình. Uy Linh Lang là con trai của hoàng hậu Minh Đức, dưới thời Trần Thánh Tông. Ông thông minh lanh lợi khác người, ở tuổi 18 ông ham mê đạo Phật. Ông xin phép vua cha cho xuất gia nhưng không được chấp thuận. Ông  bèn thay áo, giả làm dân thường, trốn đi tìm thầy học đạo. Mới học được vài tháng đã thông hiểu nhiều kinh sách nhà Phật, được nhiều người biết tiếng.

Vua cha triệu ông về kinh, cho ở trại Bình Thọ, hàng tháng cấp lương bổng để tĩnh tâm tu luyện. Khi Uy Linh Lang tròn 20 tuổi, quân Nguyên Mông kéo sang xâm lược nước Đại Việt lần thứ ba. Căm thù giặc người người đều trích vào cánh tay hai chữ “sát thát” tỏ ý chí giết giặc cứu nước. Trước tình thế đó, ông viết bài biểu dâng lên vua xin được cầm quân đánh giặc và được nhà vua chuẩn y.

Ông dựng cờ chiêu mộ binh sỹ, chỉ vài ngày đã có hàng nghìn người theo ông luyện tập. Học binh pháp, tổ chức đội ngũ chỉnh tề. Đội quân của ông tự xưng là “Thiên tử quân”, tiến đánh quân Nguyên Mông , lập được nhiều chiến công. Khi bình công, xét thưởng, Uy Linh Lang được vua phong Đại Vương. Ông không màng danh lợi mà ở lại chùa Ngọc Hồ để tu tiếp. Giờ ngọ ngày 8/8 năm Bính Tý, Đại Vương không bệnh mà hóa. Vua ban cho xây đền thờ ông ở Nhật Chiêu (nay là Nhật Tân) và các nơi khác như ở Yên Hoa (Yên Phụ).

Kiến trúc Đình Yên Phụ

Đình được xây dựng theo kiểu kiến trúc cổ, độc đáo với lối nhà dọc, mặt đình quay hướng bắc. Ngôi đình trải dài theo thế đất tạo nên chiều sâu cần thiết, cổng đình được xây theo kiểu tứ trụ. Qua cổng, là sân đình khá rộng, hai bên hai dãy nhà dải vũ, tiếp đến là đại đình được xây theo kiểu chữ đinh. Đình có năm gian đại đình và năm gian hậu cung. Đình làm theo lối nhà dọc nên cũng thờ dọc.

Đình Yên Phụ
Mái đình được lợp bằng ngói mũi hài, các góc đao uốn cong quay chầu về nóc mái. Chính giữa bờ nóc mái có đắp nổi hình hai con rồng chầu mặt nguyệt. Bên cạnh là đôi phượng xòe cánh, hai đầu bờ nóc lại có đắp nổi hình hai con nghê. Cột đình được làm bằng gỗ lim, bào trơn, kê trên các chân tảng đá xanh. Các đầu bẩy được chạm nổi các đề tài rồng mây, tứ linh. Các đầu dư chạm hình đầu rồng, miệng rộng há to ngậm ngọc, mắt rồng lồi to, mũi nở, bờm bay ngược về phía sau.Chính giữa hậu cung có khán thờ bằng gỗ sơn son thếp vàng. Trong đó đặt ba bộ long ngai, bài vị, mũ áo của ba vị thành hoàng. Phía trước đặt các đồ thờ tự. Nổi lên trên các hàng cột đình ở phía trước là những bức hoành phi, câu đối ca ngợi đức hạnh của thần và phong cảnh tuyệt mỹ của di tích. Đình Yên Phụ còn lưu giữ được nhiều tư liệu Hán Nôm quý như các sắc phong, chuông đồng, bia đá…

Chùa Kim Liên - Địa điểm du lịch quận Tây Hồ

Chùa Kim Liên là ngôi chùa nằm tại địa phận phố Từ Hoa, làng Nghi Tàm, phường Quảng An, quận Tây Hồ (trước là xã Quảng An, huyện Từ Liêm), thành phố Hà Nội. Vị trí chùa nhìn ra Hồ Tây , kết hợp với quang cảnh linh thiêng chốn cửa thiền. Khiến ngôi chùa này được mệnh danh là “Bông sen vàng trên mặt nước Tây Hồ”. Cuốn sách Văn hóa Việt Nam tổng hợp 1989-1995 (do Ban Văn hóa Văn nghệ Trung ương xuất bản tại Hà Nội năm 1989) đánh giá. Chùa Kim Liên là một trong 10 di tích kiến trúc cổ đặc sắc nhất Việt Nam

Chùa Kim Liên

Chùa Kim Liên

Lịch sử Chùa Kim Liên

Vào thời Lý, vua Lý Thần Tông (1128-1138) cho lập một cung điện mang tên cung Từ Hoa. Để Từ Hoa công chúa cùng các cung nữ trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải. Bên trong khu vực có tên là Trại Tằm Tang. Khi công chúa qua đời, trên nền cũ của cung điện dựng lên một ngôi chùa.

Sang thời Trần, trại Tằm Tang đổi thành phường Tích Liên và chùa được mang tên Đống Long. Đến thời Hậu Lê (1428 – 1789) vào năm 1443, chùa được dựng lại, mang tên Đại Bi. Năm 1771 chùa được Tĩnh Đô vương Trịnh Sâm cấp tiền hưng công tu tạo chùa. Khi hoàn thành đổi tên chùa là Kim Liên tự. Bên trong chùa cũng có tượng thờ Trịnh Sâm, ghi nhận công tích của ông. Năm 1792, đời vua Quang Trung, chùa được xây dựng, về diện mạo cơ bản giống như hiện nay. Đến năm 1793 cùng đời vua Quang Trung chùa đã hoàn tất về diện mạo.

Chùa Kim Liên

Chùa Kim Liên

Kiến Trúc Chùa Kim Liên

Cổng tam quan chùa Kim Liên được đánh giá là bề thế, độc đáo so với những cổng chùa khác. Kiến trúc cổng tam quan nổi bật lên những hình chạm nổi tinh tế trên mặt gỗ. Tổng thể gồm một hàng bốn cột gỗ tròn. Bên trên có hệ con sơn đua rộng ra phía tầng dưới, thu hẹp dần ở tầng trên đỡ bộ vì mái với những tàu đao vút cong. Đầu đao có gắn hình tứ linh bằng gốm nung tinh xảo. Chính giữa cửa chùa là ba chữ sơn son “Kim Liên Tự” nghĩa là chùa Kim Liên

Bố cục của chùa bao gồm một trục đối xứng từ tam quan đến nhà Tổ. Từ tam quan đi vào một khoảng sân dẫn vào ba nếp chùa xếp song song theo hình chữ "tam". Thứ tự từ chùa Hạ, chùa Trung quay mặt về hướng Tây đến chùa Thượng quay mặt về phía Đông. Ba lớp chùa được liên kết với nhau bằng tường gạch để trần có trổ cửa sổ tròn lồng chữ nhà Phật.

Mái chùa Kim Liên lợp ngói với cấu trúc hai tầng theo kiểu chồng diêm. Mỗi nếp 8 mái, có tám tàu đao hình rồng uốn cong. Chân cột kê trên đá tảng chạm hình hoa sen cách điệu. Chùa Kim Liên hướng về phía Tây Nam, ra phía hồ Tây. Chùa nằm trên một bán đảo, nhô ra hồ, mặt phía Bắc là hồ, mặt phía Nam là ao dài Nghi Tàm. Chùa gồm các hạng mục công trình: Nghi môn, Tiền đường, Trung đường, Hậu đường (đặt song song với nhau tạo thành hình chữ “tam”) và các công trình phụ trợ khác.

Nghi môn

Chùa Kim Liên

Chùa Kim Liên Hà Nội

Nghi môn hay Tam quan chùa Kim Liên đặt trên một bệ gạch cao 1 bậc so với mặt sân. Có kiến trúc gỗ rất độc đáo, trông bên ngoài giống như một tòa phương đình, hay tháp chuông. Thay vì là các trụ biểu bằng gạch kiểu truyền thống. Nghi môn chùa Kim Liên là 4 cột gỗ lim tròn, chân cột chôn ngàm trong khối đá tảng chạm hình hoa sen cách điệu. Bên trên có hệ con sơn đua ra đỡ bộ vì mái lợp ngói vẩy với những đầu đao cong.

Hình khối Nghi môn được tạo thành bởi 3 khối cổng. Khối cổng chính giữa cao với 4 mái. Hai khối cổng phụ hai bên thấp với 3 mái. Trên các kết cấu gỗ được chạm khắc hình rồng, hoa lá tinh xảo.
Cửa gỗ chính giữa Nghi môn kiểu “thượng song, hạ bản”, hai cửa bên dạng cửa bức bàn.
Hai bên Nghi môn có 4 tấm bia đá, 2 tấm phía trong và 2 tấm phía ngoài.

Tiền đường

Chùa Kim Liên

Chùa Kim Liên Hà Nội

Tiền đường (chùa Hạ) là một tòa nhà đặt trên một bệ cao 3 bậc so với mặt sân, 5 gian, mái chồng diêm, 2 tầng, 8 mái. Mặt trước 3 gian giữa là các cửa bức bàn. 2 gian đầu hồi xây gạch mộc với cửa tròn hình sắc sắc, không không.
Phần lớn diện tích Tiền đường để trống. Đây là nơi chuẩn bị các đồ tể lễ và tinh thần trước khi vào Tam bảo.
Hai đầu hồi Tiền đường là các ban thờ Công đồng Phật và cửa ngách thông ra sân hai bên.

Trung đường

Chùa Kim Liên

Chùa Kim Liên Hà Nội

Tiền đường (chùa Trung) là một tòa 3 gian, mái chồng diêm, 2 tầng, 8 mái. Công trình cao hơn so với tòa Tiền đường phía trước và Hậu đường phía sau. Đây là nơi được chạm khắc nhiều nhất.
Ban thờ trong Trung đường tại gian giữa có các lớp tượng theo triết lý nhà Phật. Từ lớp trên cùng là tượng Quan Âm Nam Hải, đến lớp cuối cùng là tòa Cửu Long. Đáng chú ý tại đây là tượng Quan âm Nam Hải 42 tay, cao 1,2m với các bàn tay xếp so le, được chạm khắc tinh xảo.

Hai bên Ban thờ là hai dãy hành lang nối thông sang tòa Hậu đường. Dọc theo hành lang là các dãy tượng La hán.Hai đầu hồi tòa Trung đường có cửa ngách thông ra sân hai bên. Sân này được các dãy nhà Khách, nhà Tăng hai bên chùa và nhà Tổ phía sau chùa bao kín. Bên trong có các cây nhãn, khế cổ thụ.

Hậu đường

Chùa Kim Liên

Chùa Kim Liên Hà Nội

Hậu đường (chùa Thượng) là một tòa 5 gian, mái chồng diêm, 2 tầng 8 mái, tương tự như tòa Tiền đường.
Bên trong Hậu đường, tại gian giữa, đặt ban thờ với các lớp tượng theo triết lý nhà Phật. Có những khác biệt so với ban thờ tại Trung đường. Trên cùng là bộ tượng Tam Thế, tiếp theo có tượng A-di-đà với hai Bồ tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí ngồi ở hai bên. Dưới cùng là tượng các tôn giả A Nan, Ca Diếp đứng chắp tay.
Bên trái ban thờ Hậu đường còn có ban thờ Quan Âm Tống Tử.
Phía sau Hậu đường là nhà thờ Tổ, bên trong trang trí đơn giản.

Chùa Thiên Niên - Địa điểm du lịch quận Tây Hồ

Chùa Thiên Niên có tên chữ là Thiên Niên Cổ Tự. Còn được gọi là chùa Trích Sài nằm ngay sát bờ Hồ Tây. Thuộc làng Trích Sài, phường Bưởi, giáp ranh với phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.

Chùa Thiên Niên

Chùa Thiên Niên là một ngôi chùa làng có  từ thời Minh Mạng (1820-1841). Nằm tại góc ngã tư Xuân La - Lạc Long Quân - Vệ Hồ. Chùa thờ Phật và thờ bà chúa dệt lĩnh Phạm Thị Ngọc Đô - thứ phi của vua Lê Thánh Tông. Bà là người truyền nghề dệt lĩnh cho nhân dân trong vùng.

Chùa không chỉ có giá trị về mặt lịch sử mà còn có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Thăng Long – HN bao đời nay. Nhiều du khách vẫn hàng ngày đến đây để tham quan, cầu may, cầu phúc và thưởng thức nét đẹp kiến trúc của đền chùa cổ xưa.

Lịch Sử Chùa Thiên Niên

Chùa Thiên Niên

Chùa Thiên Niên được toạ lạc ven bờ tây Hồ Tây. Làng Trích Sài giáp làng Xuân La, cả hai đều là những làng cổ của Kẻ Bưởi, ngày nay thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ, tp Hà Nội. Thời Lý-Trần, vùng Bưởi thuộc phủ Ứng Thiên bên ngoài thành Thăng Long. Thời Hậu Lê thuộc phủ Phụng Thiên. Thời Nguyễn, năm Gia Long thứ 4 (1805) phủ Phụng Thiên đổi tên thành phủ Hoài Đức (khác huyện Hoài Đức của trấn Sơn Tây). Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831) phủ Hoài Đức thuộc tỉnh Hà Nội; từ ngày 6-12-1904 cắt về tỉnh Hà Đông, năm 1942 lại nhập vào Hà Nội.

Đến đời Minh Mạng (1820–1841) ngôi chùa tại trang Thiên Niên được xây lại và mang tên Thiên Niên cổ tự. Từ năm 1893 trở đi chính thức có sư trụ trì. Trong chùa hiện còn một tấm bia đá ghi niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ năm (1709) là minh chứng xưa nhất cho thấy chùa ít ra cũng đã tồn tại qua hơn ba thế kỷ từ thời Lê trung hưng đến bây giờ.

Chùa Thiên Niên cùng một số di tích khác của làng Trích Sài đã được Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch đánh giá, xếp hạng và tổ chức trùng tu nhân dịp chuẩn bị Đại lễ mừng sự kiện 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Tiếp theo, sư trụ trì đã cho sửa hướng và sắp xếp lại vị trí các công trình trong khuôn viên.

Kiến trúc Chùa Thiên Niên

Chùa Kim Liên

Chùa Thiên Niên

Cổng tam quan  xây khá đồ sộ và mở về hướng tây ra vỉa hè của đường Lạc Long Quân, thuận tiện cho du khách tới thăm. Qua cổng ta bước vào một sân dài chạy thẳng về hướng đông. Bên trái là khu vườn thứ hai. Bên phải cổng có phủ thờ Mẫu mới xây, gồm hai toà nhà 5 gian 2 dĩ nằm song song với nhau thành hình chữ “Nhị”. Trước mặt phủ là một sân rộng áp vào nhà hậu cung sâu 3 gian của toà Tam bảo.

Chùa chính cũng rộng 5 gian 2 dĩ, kết cấu với hậu cung theo hình chuôi vồ. Khi xây lại đã xoay mặt sang hướng đông. Toà Tam bảo nhìn qua một sân nhỏ và vườn cây thẳng ra Hồ Tây. Bên trái tiền đường là một sân nhỏ khác và toà nhà Tổ 5 gian, vẫn quay mặt về hướng nam như cũ. Sau lưng nhà Tổ có một khu vườn với 8 ngôi tháp mộ của các sư Tổ. Các tháp trước kia lô nhô khác nhau và quét vôi trắng. Nay dịch chuyển về phía hồ và xây to cao hơn, bên ngoài giống nhau, để gạch trần màu đỏ.

 


Giá qua đêm: 0 vnđ / 1 đêm
Giá nghỉ giờ: 0 vnđ / 2h đầu

Hồ Gươm Địa điểm du lịch Hà Nội vườn hoa bãi đá Sông Hồng 25 điểm du lịch Hà Nội Chùa Một Cột Hà Nội

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

© Bản quyền thuộc về. Khách Sạn Đức Long - Hotel Duc Long