Lăng Bác hay còn gọi là Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là nơi đặt thi hài của Bác Hồ để người dân cả nước, đặc biệt là những người con miền Nam và khách quốc tế có thể tới viếng thăm vị cha già kính yêu.
Không chỉ là nơi an nghỉ của vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, toàn bộ cảnh quan trong khu vực Lăng Bác chính là nơi hội tụ những tinh hoa về kiến trúc và không gian văn hóa của thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến.
Lăng Bác hay còn gọi là Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nơi đặt thi hài của Bác Hồ để người dân cả nước, đặc biệt là những người con miền Nam và khách quốc tế có thể tới viếng thăm vị cha già kính yêu.
Không chỉ là nơi an nghỉ của vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Toàn bộ cảnh quan trong khu vực Lăng Bác chính là nơi hội tụ những tinh hoa về kiến trúc. Không gian văn hóa của thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến.
Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam. Bác ra đi trong niềm xót thương vô hạn của bao người con đất Việt.
Trong di nguyện của Bác, Bác muốn được hỏa táng và đặt tro tại ba miền đất nước. Nhưng với lý do tuân theo nguyện vọng và tình cảm của nhân dân. Bộ chính trị đã quyết định giữ gìn lâu dài thi hài Hồ Chí Minh, để sau này người dân cả nước, nhất là người dân miền Nam, khách quốc tế có thể tới viếng.
Vì lẽ đó, lăng Bác nghiễm nhiên chiếm giữ một vị trí vô cùng quan trọng với người dân Việt Nam cũng như với bạn bè quốc tế.
Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh
Lăng Bác được xây dựng vào năm 1973, khánh thành vào năm 1975. Được xây dựng tại vị trí của lễ đài cũ, giữa Quảng trường Ba Đình. Nơi Người đã từng chủ trì các cuộc mít tinh lớn và là nơi đặt thi hài của chủ tịch Hồ Chí Minh. Được bảo quản bằng công nghệ ướp xác của Liên Xô dưới sự giúp đỡ của Liên Xô.
Lăng Bác được xây dựng gồm 3 lớp với chiều cao 21,6m. Trong đó lớp dưới là bậc thềm tam cấp, lớp giữa là phòng thi hài và những hành lang, cầu thang lên xuống, lớp trên cùng là mái lăng hình tam cấp. Ngay từ những bước chân đầu tiên đến quảng trường Ba Đình. Từ xa du khách có thể nhìn thấy Lăng Bác hiện lên sừng sững với dòng chữ “Chủ tịch Hồ Chí Minh” bằng đá hồng màu mận chín vô cùng nổi bật và ấn tượng.
Có thể nói quảng trường Ba Đình là nơi lưu giữ tất cả những tình cảm mà nhân dân dành cho Bác. Từ việc thiết kế và xây dựng lăng Bác đều được thực hiện rất tỉ mỉ và công phu. Lăng được thiết kế để có độ bền vững cao, chống được bom đạn và động đất cường độ bảy rích-tơ. Ngoài ra còn có công trình bảo vệ đặc biệt chống lụt phòng khi Hà Nội bị vỡ đê.
Kính quan tài phải chịu được xung lực cơ học lớn. Lăng còn được thiết kế thêm “buồng đặc biệt” để có thể giữ thi hài tại chỗ trong trường hợp có chiến tranh.
Xây dựng lăng chủ tịch Hồ Chí Minh
Vật liệu xây Lăng Bác đến từ mọi miền tổ quốc, là tình cảm yêu mến của dân với Bác. Cát được lấy từ các con suối Hòa Bình do người dân tộc Mường đem về. Đá chọn xây lăng từ khắp các nơi: đá Nhồi ở Thanh Hoá, đá Hoa, đá đỏ núi Non Nướ. Nhân dân dọc dãy Trường Sơn còn gửi ra 16 loại gỗ quý.
Các loài cây từ khắp các miền được mang về đây như: cây chò nâu ở Đền Hùng, hoa ban ở Điện Biên-Lai Châu, tre từ Cao Bằng… Thanh thiếu niên thời ấy còn tổ chức những hoạt động như mài đá, nhổ cỏ, trồng cây. Hệ thống điện chiếu sáng, thiết kế xây lăng và bảo quản thi hài Bác do các chuyên gia Liên Xô đảm nhiệm.
Liên Xô cũng gửi hai vạn tấm đá hoa cương và cẩm thạch mài nhẵn để trang trí cho Lăng. Vì thế mà nét đẹp, phong cảnh nơi lăng Bác đậm nét mà gần gũi với người dân Việt Nam. Trên đỉnh lăng là hàng chữ Chủ tịch Hồ Chí Minh ghép bằng đá ngọc màu đỏ thẫm của Cao Bằng.
Cửa lăng Bác làm từ các cây gỗ quý từ Tây Nguyên. Tiền sảnh ốp đá hoa cương vân đỏ hồng, làm nền cho dòng chữ “Không có gì quý hơn Độc lập Tự do”. Chữ ký của Hồ Chí Minh được dát bằng vàng. 200 bộ cửa trong Lăng được làm từ các loại gỗ quý. Do nhân dân Nam Bộ, Tây Nguyên, Quảng Nam – Đà Nẵng, và bộ đội Trường Sơn gửi ra. Do các nghệ nhân nghề mộc của Nam Hà, Hà Bắc, và Nghệ An thực hiện.
Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh
Cánh cửa vào phòng đặt thi hài do hai cha con nghệ nhân ở làng Gia Hòa đóng. Hai bên cửa chính là hai cây hoa đại. Phía trước và phía sau lăng trồng 79 cây vạn tuế tượng trưng cho số tuổi 79 của Hồ Chủ tịch. Hai bên phía nam và bắc của lăng là hai rặng tre, loại cây biểu tượng cho nước Việt Nam.
Trước cửa lăng luôn có hai người lính đứng gác, cứ một giờ đổi gác một lần.Chính giữa lăng là phòng đặt thi hài ốp đá cẩm thạch Hà Tây. Trên tường có 2 lá quốc kỳ và đảng kỳ lớn, ghép từ 4.000 miếng đá hồng ngọc Thanh Hóa. Hình búa liềm và sao vàng được ghép bằng đá cẩm vân màu vàng sáng.
Thi hài Bác Hồ được đặt trong hòm kính. Qua lớp kính trong suốt, thi hài Hồ Chí Minh nằm trong bộ quần áo ka ki bạc màu, dưới chân có đặt một đôi dép cao su. Trong những dịp có người viếng lăng, sẽ có bốn người lính đứng gác. Chiếc hòm kính đặt thi hài là một công trình kỹ thuật và nghệ thuật do những người thợ bậc thầy của hai nước Việt – Xô chế tác.
Giường được chế tác bằng đồng, có dải hoa văn bông sen được cách đều. Ba mặt giường lắp kính có độ chịu xung lực cao. Nóc giường bằng kim loại, có hệ thống chiếu sáng và hệ thống điều hòa tự động. Giường được đặt trên bệ đá, có hệ thống thang máy tự động. Lăng có hình vuông, cửa quay sang phía đông. Hai phía Nam và Bắc có hai lễ đài dành cho khách trong những dịp lễ lớn.
Lăng Bác - Quảng Trường Ba Đình
Trước lăng Bác là Quảng trường Ba Đình với một đường dành cho lễ diễu binh, duyệt binh. Và một thảm cỏ có những ô vuông cỏ xanh tươi suốt bốn mùa. Thẳng tiếp qua sân cỏ là đường Bắc Sơn, có trồng hoa hồng đỏ và hoa đào. Tận cùng đường Bắc Sơn là đài Liệt sĩ. Bên phía tây của quảng trường là khu lưu niệm Hồ Chí Minh. Tại đây có Viện bảo tàng Hồ Chí Minh, ngôi nhà sàn Hồ Chí Minh.
Ta có thể thấy tuy Bác đã mất hơn 50 năm nhưng trong tiềm thức của bao người Việt. Bác vẫn sống mãi cùng với giang sơn đất nước. Dõi theo từng bước phát triển của đất nước. Những dòng người đổ về lăng tưởng như không bao giờ dừng lại ấy chỉ để được gần Bác. Cũng như để thế hệ hôm nay và mai sau hiểu thêm về Bác, cảm nhận được sự vĩ đại của Người.
Sân Vận Động Mỹ Đình |